Ẩm thực phong phú, đa dạng lấy cảm hứng từ Đông Dương

Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử sâu sắc, là nền văn hoá đa dạng được đúc kết từ năm tháng lâu dài và nền ẩm thực là một tấm gương phản chiếu điều này rõ ràng nhất. Nước ta có một mảng ẩm thực được truyền cảm hứng từ văn hoá Pháp vào thời kì Pháp thuộc trong những năm 1880, và cũng như Nhật Bản cùng nhiều nước khác, những món ăn ngoại quốc này đã được thêm thắt vào bản sắc dân tộc, khiến chúng trở nên độc nhất vô nhị và "cộp mác" bản xứ.

 

Trà

 

Ngày nay thú thưởng lãm uống trà ngon không còn phổ thông và các tiệm chuyên bán trà lần biến mất. Văn hóa uống trà được thay thế bởi văn hóa uống cà phê. Cà phê dụ nhập vào Sài-Gòn và Nam Kỳ do người Pháp mang vào vào đầu thời Pháp thuộc. Cà phê phổ biến nhanh chóng từ Sài-Gòn đến lục tỉnh nhất là khi các đồn điền cà phê được thành lập. Mỗi sáng các công chức, công nhân từ người khá giả đến bình dân, công nhân thợ thuyền đều uống cà phê khi điểm tâm ở các hàng quán đa số của người Hoa trước khi vào làm việc. Năm 1920 cũng vì một tiệm cà phê của người Hoa trên đường rue Hamelin (Lê Thị Hồng Gấm ngày nay) tăng giá cà phê từ 2 xu lên 3 xu, các khách hàng đa số là công nhân và người nghèo phản đối, và từ đó có phong trào tẩy chay hàng quán người Hoa.

Tuy vậy trà vẫn thường dùng ở mọi nhà ở Sài-Gòn và Việt Nam. Các nơi khác như Trung Quốc, Nhật và Anh thì trà được xem là nước uống quốc gia truyền thống trong phong tục, tập quán sinh sống hàng ngày. Các nước Pháp và châu âu lục địa thì văn hóa cà phê là thượng phong.

 

trà

 

 

Cà phê

 

Người Pháp bắt đầu uống cà phê vào những năm 1600, nghĩa là văn hoá cà phê của họ đã đi trước Việt Nam gần... 200 năm trước khi thức uống này được mang vào lãnh thổ nước ta năm 1884. Ấy vậy mà sau khi người Pháp rời đi, thức uống này vẫn ở lại với ta đến tận bây giờ và phát triển thành một trong những nét văn hoá ẩm thực độc đáo và nổi tiếng nhất trên thế giới. Thậm chí, dù trước đó chưa trồng cà phê, nhưng Việt Nam lại có thổ nhưỡng hoàn toàn thích hợp để trồng loại cây này, đến mức Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất.

 

cà phê

 

 

Đồ tráng miệng (Bánh Flan)

 

Ở Pháp, món bánh này có tên là crème caramel. Caramel kiểu Pháp được làm từ trứng, đường, sữa, cũng không quá khác với phiên bản Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có bánh flan ở Việt Nam mới được ăn cùng với cà phê đen.

 

Đến từ quê hương Pháp, món bánh này vốn là một phiên bản béo ngậy, ăn kèm với kem tươi hoặc sốt caramel. Tuy nhiên người Việt Nam với khẩu vị thanh đạm và nguyên tắc nấu ăn với sự đa dạng trong hương vị đã thay thế các loại sốt ăn kèm truyền thống của Pháp bằng cà phê đen, mang lại vị đắng nhẹ nhưng thanh.

 

đồ tráng miệng (bánh flan)

 

 

 

"Ẩm thực kết hợp", hay hiểu đơn giản là pha trộn nhiều phong cách ẩm thực. Khái niệm này được khởi xướng bởi bếp trưởng Ivan Brehm của Nouri, nhà hàng cao cấp chuyên khám phá các nền văn hóa thông qua ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau.

 

ẩm thực phong phú, đa dạng 1ẩm thực phong phú, đa dạng 2

 

Tại Âu Lạc Charner, ẩm thực lấy cảm hứng từ văn hóa thời Đông Dương được vận dụng trong hệ thống nhà hàng, quán bar. Tất cả những đặc sắc, tinh hoa của nền ẩm thực thời Pháp thuộc của Việt đều được đội ngũ nhân viên Âu Lạc Charner cố gắng tái hiện lại.

 

Sưu tầm nội dung và hình ảnh: Internet và nội bộ nhà hàng thuộc khách sạn Âu Lạc Charner

Khám phá khác

Khám phá chương trình ẩm thực hấp dẫn mùa cuối năm tại Âu Lạc channer

Sự kiện Vũ Cát Tường 2nd album - 18Oct tại Âu Lạc Channer

Trải nghiệm lễ Giáng Sinh tại Âu Lạc Channer

Những gì nên làm ở Sài Gòn trong kỳ nghỉ của bạn?